Liên kết website

Thống kê truy cập

Chương trình giảm nghèo

Hiệu quả mô hình nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học

27/12/2020 00:00 141 lượt xem

Tháng 6 năm 2020, Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở NN&PTNT Hà Giang phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Hoàng Su Phì, UBND xã Hồ Thầu triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi lợn đen sinh sản giống bản địa theo hướng an toàn sinh học. Mức hỗ trợ 100% con giống, thức ăn hỗn hợp, vắc xin, thuốc thú y, thuốc sát trùng và được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn nái, lợn đực giống. Tham gia thực hiện mô hình có 4 hộ gia đình ở thôn Tân Thành, Trung Thành với quy mô 24 con trong đó 4 con lợn đực giống, 20 con lợn nái hậu bị, mỗi con lợn giống có trọng lượng trên 20kg là giống có khả năng thích nghi tốt, kháng bệnh cao, nuôi con khéo, có giá trị kinh tế cao gấp từ 1,5 - 2 lần so với các giống lợn lai.

 

Hiệu quả mô hình nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học

 

Mục đích của mô hình là nhằm giúp giảm tình trạng giao phối đồng huyết, cận huyết và bảo tồn, duy trì, phát triển nguồn gen giống lợn quý địa phương, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho các hộ chăn nuôi, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi. Từ đó tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh, góp phần phát triển chăn nuôi lợn bản địa ở miền núi ngày càng hiệu quả.

Để triển khai mô hình có hiệu quả cao, các hộ tham gia đã được cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi về kỹ thuật phối giống, phối trộn các loại thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho lợn nái sinh sản và nuôi con theo từng giai đoạn; kỹ thuật chăm sóc lợn nái hậu bị, lợn chuẩn bị đẻ, sau đẻ, kỹ thuật đỡ đẻ và chăm sóc lợn con, kỹ thuật phòng trị bệnh cho lợn, xây dựng chuồng trại.

 

Sau 6 tháng triển khai mô hình số đàn lợn đến nay số đàn lợn tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh, trọng lượng con lợn đực giống trung bình đạt 35kg/con, trọng lượng con con lợn nái đạt trung bình 30kg/con; tổng số lợn nái đã sinh sản ra gần 40 con lợn con.

Thông qua mô hình đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất cho người chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ làm thay đổi từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học phục vụ tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi mà còn tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường hạn chế dịch bệnh, nâng cao giá trị kinh tế cũng như góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gen quý, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người chăn nuôi.   

 


Tin khác