Liên kết website

Thống kê truy cập

CÔNG KHAI NIÊM YẾT

Mô hình trồng cây dâu tây, hiệu quả liên kết

04/03/2019 00:00 52 lượt xem

Sau hơn 5 tháng đưa vào trồng thử nghiệm trên đất Chiến Phố, với diện tích 5.000 m2, đến nay cây dâu tây đã cho thu hoạch. Quan sát bằng mắt thường cũng thấy rõ, cây dâu tây khá phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây và có khả năng nhân rộng.

 

 

 

Mô hình trồng dâu tây ở Chiến Phố được triển khai từ tháng 7/2018, là mô hình tự phát, được gia đình anh Vàng Văn Thông, thôn Sán Hậu, liên kết với Anh Nguyễn Trung Hiếu ở thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì. Sau hơn 5 tháng chăm sóc, một nửa ha cây dâu tây đã ra quả và bước đầu cho thu hoạch. Đây là mô hình liên kết giữa nhà nông có đất và nhân lực với thương lái có vốn, kỹ thuật và có đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, lợi nhuận chia đều.

So với dâu tây bán trên thị trường, dâu tây ở đây tương đương về trọng lượng, vị ngọt và độ tươi ngon thì cao hơn nhiều, do đây là gống dâu tây được nhập khẩu từ Nhật Bản, lại áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch nên quả dâu tây đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian thu hoạch quả dâu tây kéo dài khoảng 2 – 3 tháng, cứ 2 ngày gia đình lại thu hoạch một lần, mỗi lần thu được từ 10kg đến 15 kg, thu hoạch đến đâu, bán đến đó với giá 120 nghìn đồng/kg. Do đặc tính tự nhân giống của cây dâu tây nên ngoài thu hoạch quả, gia đình anh Thông còn nhân giống để bán cho những người có như cầu. Tính ra với nửa ha trồng dâu tây mô hình cho lợi nhuận khoảng 60 – 70 triệu đồng.

Ông Đỗ Tuấn Bắc – Bí thư Đảng ủy xã Chiến Phố chó biêt xã rất hoan nghênh các nhà đầu tư đến xã thực hiện liên kết sản xuất với người nông dân, nhằm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân đồng thời xã coi đây là su hướng tất yếu để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Sau khi được thông tin về mô hình trồng dâu tây liên kết có hiệu quả kinh tế cao, UBND huyện Hoàng Su Phì đã đề nghị gia đình anh Thông ghi chép lại toàn bộ, từ khi trồng đến khi thu hoạch xong sản phẩm, để huyện có cơ sở đánh giá hiệu quả của mô hình cũng như nhân rộng ra các địa phương khác.

Mặc dù chưa có đánh giá cụ thể, nhưng theo anh Thông cho biết, mô hình này hiệu quả hơn rất nhiều so với trồng lúa, trồng ngô trên cùng một diện tích đất. Mô hình liên kết này đã bổ trợ cho người nông dân có đất, có nhân lực nhưng thiếu về vốn, kỹ thuật và thị trường với một bên là thương lái có vốn, kỹ thuật, đầu ra nhưng không có đất và nhân lực, bắt tay hợp tác cùng có lợi.

 


Tin khác